Hướng dẫn thi công trần thạch cao khung nổi chi tiết từ A đến Z

Hướng dẫn thi công trần thạch cao khung nổi chi tiết từ A đến Z
Ngày đăng: 19/07/2021 06:01 PM

    Những năm gần đây, trần thạch cao đã trở thành sản phẩm được ưa chuộng nhờ vào việc sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Để trần thạch cao phát huy hết các tính năng của mình thì quy trình thi công trần thạch cao phải đảm bảo kỹ thuật. Sau đây, Xây dựng Hưng Thịnh sẽ gửi đến bạn những thông tin về đặc điểm của trần thạch cao khung nổi và quá trình lắp đặt loại trần này, hãy chú ý theo dõi để có thể tạo ra một công trình chất lượng nhé.

     

    Đặc điểm của trần thạch cao nổi

    Trần khung nổi còn được gọi là trần thả thạch cao, tên gọi này xuất phát từ đặc điểm thi công của nó. Cụ thể khi làm xong phần khung xương (đã được định hình thành các ô có kích thước 60 x 60 cm hoặc 60 x 120 cm) thì người thợ sẽ cầm tấm thạch cao và thả cho tấm nằm ngay ngắn trên khung xương.

     

    thi công trần thạch cao

     

    Trần thạch cao khung nổi hợp với công trình có diện tích lớn

     

    Ưu điểm

    - Trần có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy tốt… Đồng thời nó cũng có khả năng chống lan truyền lửa, không làm phát sinh khói độc hại vì không chứa các thành phần độc hại.

    - Trong điều kiện thời tiết bị biến đổi, trần nhà ít bị co võng sau khi thi công.

    - Dễ dàng sửa chữa và tháo lắp, nếu chẳng may trần xảy ra sự cố thì bạn chỉ cần tháo tấm thạch cao bị hư ra rồi thay thế bằng tấm mới.

    - Quy trình thi công trần thạch cao nhanh chóng, tiết kiệm thời gian - chi phí.

    Nhược điểm

    - Trần thạch cao nổi sử dụng những tấm thạch cao có kích thước cố định nên việc thay đổi mẫu mã trần rất khó khăn.

    - Mẫu tấm có kích thước nhỏ sẽ tạo ra cảm giác chia vụn không gian, trần thạch cao khung nổi hợp với những không gian lớn như hội trường, nhà xưởng…

    - Tính thẩm mỹ kém hơn so với trần thạch cao chìm.

    Thi công trần thạch cao nổi cần chuẩn bị những gì?

    Vật liệu chính để đóng trần thạch cao nổi là tấm thạch cao và khung xương. Trong đó, để chọn được tấm thạch cao phù hợp thì bạn cần cân nhắc đến các yếu tố môi trường, kinh phí, quy mô công trình… Tấm thạch cao có nhiều đặc tính như chống cháy, chống ẩm, cách âm, cách nhiệt… cho bạn thỏa thích lựa chọn.

     

    thi công trần thạch cao

     

    Xây dựng Hưng Thịnh chuyên thi công, lắp đặt trần thạch cao ở quận 12

     

    Ngoài ra, phần khung xương mà bạn có thể nhìn thấy trên bề mặt trần hoàn thiện là các thanh xương phụ cùng thanh V viền tường, che đi phía trên trần nhà là các thanh xương chính. Ngoài ra, để toàn bộ hệ khung xương được liên kế với nhau và liên kết với trần nhà sẽ cần đến các vật tư phụ như đinh, vít, ty ren, dây thép, nở sắt, tăng đơ…

     

    Cuối cùng, để hoàn thiện việc lắp đặt trần thạch cao nổi không thể thiếu các thiết bị hỗ trợ xây dựng như máy khoan, dàn giáo, máy xẻ, máy bắn vít, máy cân bằng laser…

    Quy trình thi công trần thạch cao khung nổi

    Thông thường, người ta sẽ lắp đặt trần thạch cao nổi theo các bước cơ bản sau:

    Bước 1: Khảo sát mặt bằng thi công

    - Tiến hành đo đạc diện tính để tính toán khối lượng vật tư cần sử dụng.

    - Chốt bản thiết kế với chủ đầu tư để xác định các công việc cần làm và phân bổ công việc sao cho thật khoa học, hợp lý.

    - Khảo sát và tính toán ảnh hưởng của môi trường tới hệ trần (chú trọng xử lý mái chống thấm, chống dột…).

    Bước 2: Tiến hành thi công

    - Sử dụng kết hợp thước dây và máy cân bằng laser để xác định cao độ trần, đánh dấu điểm trên tường - cột - vách, sau đó tiến hành đóng thanh V viền tường.

    - Khoan trần bắt ty ren hoặc sử dụng dây thép để treo khung xương chính. Các thanh xương chính đi song song và cách nhau 120 cm (khoảng cách này phải được lấy chính xác để liên kết các thanh xương phụ phù hợp).

    - Các thanh xương phụ liên kết với thanh xương chính và chia bề mặt trần thành các ô có khổ 60 x 60 cm hoặc 60 x 120 cm tùy theo loại tấm sử dụng.

    - Cân chỉnh hệ khung xương sao cho đồng nhất tại mọi điểm rồi tiến hành thả tấm.

    - Xác định rồi khoét tấm tại các vị trí lắp điều hoa, đèn trần…

     

    thi công trần thạch cao

     

    Thi công trần thạch cao cần chú trọng đến cách thả tấm và hệ khung xương

     

    Bước 3: Khảo sát và nghiệm thu

    - Tiến hành đo đạc và kiểm tra cao độ trần ở nhiều điểm sao cho kết quả thu được đồng nhất.

    - Thu dọn, bàn giao mặt bằng.

     

    Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về trần thạch cao nổi và cách lắp đặt loại trần này. Quy trình thi công trần thạch cao khung nổi tuy đơn giản nhưng đừng vì vậy mà chủ quan lơ là nhé.

     

    Mặt khác, nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị lắp trần thạch cao uy tín tại Hồ Chí Minh thì hãy nhanh chóng liên hệ với Xây dựng Hưng Thịnh. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nói chung và thi công các loại trần thạch cao nói riêng, chúng tôi cam kết mang lại cho bạn những thiết kế ấn tượng với chất lượng hàng đầu và mức giá phải chăng nhất thị trường.

     

    XÂY DỰNG HƯNG THỊNH

    Địa chỉ: 44B Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, TP.HCM

    Điện thoại: 0987 404 342 - 0944 667 499 (Mr Hưng)

    Email: hungthinh499@gmail.com

    Website: www.suanhagiarehcm.com

    Zalo
    Hotline